Tích hợp Momo và ViettelPay - Baokim Plus thêm phương thức thanh toán

2 năm trước

25581 lượt xem

Cuối năm 2021, Cổng thanh toán Baokim Plus sẽ chính thức tích hợp phương thức thanh toán mới là hai ví điện tử Momo và ViettelPay.

Theo đó, ngoài các phương thức thanh toán qua thẻ ATM, mã QR, thẻ tín dụng, chuyển khoản, ...trên cổng thanh toán Baokim Plus còn tích phương thức thanh toán qua ví điện tử, với ba ”ông lớn” Momo, ZaloPay, ViettelPay. 

Baokim Plus - Cổng thanh toán “quốc dân"

Cổng thanh toán Baokim Plus tích hợp đầy đủ các phương thức thanh toán trực tuyến thịnh hành nhất hiện tại, bao gồm:

  • Thẻ ATM
  • Thẻ tín dụng
  • Thẻ quốc tế Visa/Master/JCB
  • Mã QR
  • Chuyển khoản
  • COD

Cùng với những phương thức trên, Ví điện tử cũng là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo đó, hơn 52 triệu người dùng Momo, ViettelPay, ZaloPay có thể thanh toán qua cổng Baokim Plus dễ dàng, giúp người tiêu dùng thanh toán một cách dễ dàng hơn, nhờ đó các Đối tác của Baokim có thể thu hút thêm lượng Khách hàng mới.

Bên cạnh những phương thức thanh toán ngay, hình thức “Mua trước trả sau” và trả góp qua thẻ tín dụng đang là hình thức ngày càng được ưa chuộng bởi người tiêu dùng. Dịch vụ trả góp của Baokim Plus góp phần kích thích quyết định mua hàng của Khách hàng, giúp Đối tác tăng thêm doanh thu.

“Chảo lửa” thị trường ví điện tử Việt

Việc tích hơp thanh toán qua ví điện tử của Baokim là có căn cứ. Do xu hướng thanh toán không chạm hiện nay và nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, đây dường như là “miền đất hứa" của các doanh nghiệp Fintech.

Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong những tháng đầu năm 2021, có hơn 200 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử, với giá trị khoảng 77,7 nghìn tỷ đồng. Sự thuận tiện của ví điện tử trong thanh toán là lý do để nhiều ngân hàng bước chân vào mảng dịch vụ màu mỡ này.

Đại dịch Covid19 đã góp phần làm thúc đẩy sự phát triển của ví điện tử. Cũng theo nguồn trên, số lượng người sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán không tiền mặt tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Cụ thể, hơn 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động. Đặc biệt, 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần/tuần.

ViettelPay, ZaloPay và Momo - Các “ông lớn” ví điện tử ở Việt Nam

Momo, ViettelPay và ZaloPay là những ví điện tử đứng đầu Việt Nam. Mỗi ví đều có thế mạnh của riêng mình để thu hút hàng chục triệu người dùng.

Nguồn: YouNetMedia

Ví điện tử Momo (viết tắt của Mobile Money) là một sản phẩm được phát triển bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service). Momo được xem như là một siêu ứng dụng cho phép người dùng tạo và nạp tiền vào tài khoản MoMo để thanh toán cho hơn 200 dịch vụ như nạp tiền điện thoại, thanh toán điện nước, thanh toán vay tiêu dùng, v.v... Ví điện tử này hiện đang sở hữu hơn 25 triệu người dùng cá nhân (Nikkei Asia, 2021).

ViettelPay là hệ sinh thái thanh toán điện tử được phát triển bởi Viettel trong đó sản phẩm lõi là ứng dụng thanh toán thuần việt - ViettelPay. Dịch vụ đáp ứng hầu hết hoạt động thanh toán hàng ngày của mỗi gia đình như: Thanh toán hoá đơn, chuyển tiền, thanh toán tín dụng, nạp thẻ cào, thanh toán cước viễn thông, đặt vé máy bay, tàu hỏa…Theo App Annie, dù không cạnh tranh với các ứng dụng hàng đầu qua giảm giá và khuyến mãi, ViettelPay vẫn giữ vị trí thứ 2 trong số các ứng dụng được tải về nhiều nhất ở Việt Nam, chỉ sau Momo.

ZaloPay là sản phẩm do công ty Zion phát triển, được xem là đối thủ lớn nhất của Momo, cung cấp hệ sinh thái ví điện tử với nhiều loại dịch vụ khác nhau. Nền tảng này cho phép người dùng thanh toán tiền điện nước, chuyển tiền qua mã QR, liên kết bởi tài khoản ngân hàng để nạp/rút tiền. Ví ZaloPay liên kết với hơn 690 đối tác lớn nhỏ ở các mảng kinh doanh khác nhau. Cùng với Momo, ZaloPay rất “chịu chơi” khi bỏ ra hơn 667 tỷ đồng (hơn 77% so với năm 2019) để thu hút người dùng.

Chỉ mất 10 phút, các chủ shop online, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được tích hợp Cổng thanh toán Baokim Plus để có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm cho Khách hàng của mình, đồng thời góp phần làm tăng doanh thu.
Tích hợp dịch vụ Baokim Plus miễn phí để tối ưu quản lý bán hàng, tăng trưởng doanh thu nhanh chóng tại đây!

TIN LIÊN QUAN

17 ngày trước

244 lượt xem

CẢNH BÁO ỨNG DỤNG, WEBSITE GIẢ MẠO TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Kính gửi Quý Đối tác/Khách hàng, Baokim nhận được Công văn số 464/CNTT8 (“Công văn số 464”) ngày 20/3/2024 của Cục Công nghệ thông tin – Ngân hàng Nhà nước Về việc cảnh báo xuất hiện ứng dụng, website giả mạo tổ chức tín dụng. Để việc thanh toán được an toàn, bảo mật, Baokim xin gửi tới Quý Đối tác/Khách hàng một số lưu ý sau: 1. Lưu ý về Kênh hỗ trợ chính thống từ Baokim Hiện tại, có nhiều nguy cơ, rủi ro kẻ xấu giả mạo nhân viên Baokim hoặc tổ chức tín dụng đang hợp tác với Baokim để tiếp cận, hướng dẫn, yêu cầu người dùng truy cập website giả mạo, cài đặt ứng dụng giả mạo, độc hại với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền, đánh cắp thông tin. Baokim khẳng định đang sử dụng các kênh thông tin chính thống sau: Website: www.baokim.vn; www.plus.baokim.vn. Email Chăm sóc khách hàng: hotrokhachhang@baokim.vn Số hotline Chăm sóc khách hàng: 024.710.78.999 Fanpage: https://www.facebook.com/baokim.thanhtoangiandon Youtube: https://www.youtube.com/@baokim7982 Zalo OA: https://zalo.me/1652197114213727558 Ngoài các kênh chính thống này, Baokim không có bất kỳ một kênh truyền thông thông tin nào khác. 2. Baokim khuyến cáo Quý Đối tác/Khách hàng nên kiểm chứng thông tin, chính sách qua các kênh chính thống, ví dụ: gọi xác minh với Tổng đài hỗ trợ được công bố chính thức của Baokim khi Quý Đối tác/Khách hàng nhận được thư hoặc thông báo lạ. Baokim khuyến nghị Quý Đối tác/Khách hàng kiểm chứng thông tin về website tại dịch vụ Danh sách Website giả mạo/đen của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Quý Đối tác/Khách hàng nên xem xét không thực hiện việc gửi thông tin có kèm các đường link qua các kênh thông tin ngoài ứng dụng giao dịch chính thống (như qua thư điện tử, tin nhắn SMS,…), đồng thời Quý Đối tác/Khách hàng không bấm, truy cập website/link hoặc cài đặt ứng dụng bất thường, nghi ngờ. 4. Trong trường hợp Quý Đối tác/Khách hàng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Quý Đối tác/Khách hàng nên trình báo cơ quan chức năng của Bộ Công an để nhận được sự hỗ trợ, tiến hành thủ tục điều tra, khắc phục hậu quả (nếu có). Trân trọng, Baokim

13 ngày trước

532 lượt xem

Chúc mừng Đối tác của Baokim - Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE

Ngày 12/03/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết, chính thức đưa 121.783.042 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Mã Ck: VTP) vào giao dịch. Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE Theo đó, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel là 1.217.830.420.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 65.400 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%. Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) có vốn điều lệ là 1.218 tỷ đồng và là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Sau 27 năm thành lập, Viettel Post đã hình thành hệ sinh thái logistics dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới… đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho các khách hàng doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Năm 2023, Viettel Post đạt doanh thu 19.590 tỷ đồng, tăng trưởng 29%, cao nhất trong 5 năm qua, trong đó, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 380 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2022. Kế hoạch 2024, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế 384 tỷ đồng. Hiện, Baokim đang giúp Viettel Post tự động hóa thu các đơn hàng thương mại điện tử bằng mã QR với khối lượng giá trị giao dịch tới hơn 2000 tỷ/tháng. Việc sử dụng giải pháp Thu hộ bằng mã QR của Baokim Plus giúp Viettel Post tối ưu được luồng vận hành nội bộ do dòng tiền được tự động hóa trên hệ thống, đối soát tự động trên hệ thống, thông báo tự động cho shipper để xác nhận đã hoàn thành giao đơn hàng, và tự động trả tiền về cho Viettel Post luôn tại thời điểm đó (Realtime). Đồng thời, giảm tối đa thời gian, sức lực của hàng trăm nghìn shipper đang ngày đêm chuyển hàng khắp Việt Nam. Mô hình thu tiền thành công này của Viettel Post đã mở ra một con đường mới về tự động hóa nghiệp vụ thu tiền cho các nhà vận chuyển tại Việt Nam. Theo: https://thoibaotaichinhvietnam.vn