TIN TỨC

Tin mới nhất

11 ngày trước

169 lượt xem

CẢNH BÁO ỨNG DỤNG, WEBSITE GIẢ MẠO TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Kính gửi Quý Đối tác/Khách hàng, Baokim nhận được Công văn số 464/CNTT8 (“Công văn số 464”) ngày 20/3/2024 của Cục Công nghệ thông tin – Ngân hàng Nhà nước Về việc cảnh báo xuất hiện ứng dụng, website giả mạo tổ chức tín dụng. Để việc thanh toán được an toàn, bảo mật, Baokim xin gửi tới Quý Đối tác/Khách hàng một số lưu ý sau: 1. Lưu ý về Kênh hỗ trợ chính thống từ Baokim Hiện tại, có nhiều nguy cơ, rủi ro kẻ xấu giả mạo nhân viên Baokim hoặc tổ chức tín dụng đang hợp tác với Baokim để tiếp cận, hướng dẫn, yêu cầu người dùng truy cập website giả mạo, cài đặt ứng dụng giả mạo, độc hại với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền, đánh cắp thông tin. Baokim khẳng định đang sử dụng các kênh thông tin chính thống sau: Website: www.baokim.vn; www.plus.baokim.vn. Email Chăm sóc khách hàng: hotrokhachhang@baokim.vn Số hotline Chăm sóc khách hàng: 024.710.78.999 Fanpage: https://www.facebook.com/baokim.thanhtoangiandon Youtube: https://www.youtube.com/@baokim7982 Zalo OA: https://zalo.me/1652197114213727558 Ngoài các kênh chính thống này, Baokim không có bất kỳ một kênh truyền thông thông tin nào khác. 2. Baokim khuyến cáo Quý Đối tác/Khách hàng nên kiểm chứng thông tin, chính sách qua các kênh chính thống, ví dụ: gọi xác minh với Tổng đài hỗ trợ được công bố chính thức của Baokim khi Quý Đối tác/Khách hàng nhận được thư hoặc thông báo lạ. Baokim khuyến nghị Quý Đối tác/Khách hàng kiểm chứng thông tin về website tại dịch vụ Danh sách Website giả mạo/đen của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Quý Đối tác/Khách hàng nên xem xét không thực hiện việc gửi thông tin có kèm các đường link qua các kênh thông tin ngoài ứng dụng giao dịch chính thống (như qua thư điện tử, tin nhắn SMS,…), đồng thời Quý Đối tác/Khách hàng không bấm, truy cập website/link hoặc cài đặt ứng dụng bất thường, nghi ngờ. 4. Trong trường hợp Quý Đối tác/Khách hàng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Quý Đối tác/Khách hàng nên trình báo cơ quan chức năng của Bộ Công an để nhận được sự hỗ trợ, tiến hành thủ tục điều tra, khắc phục hậu quả (nếu có). Trân trọng, Baokim

1 tháng trước

468 lượt xem

Chúc mừng Đối tác của Baokim - Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE

Ngày 12/03/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết, chính thức đưa 121.783.042 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Mã Ck: VTP) vào giao dịch. Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE Theo đó, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel là 1.217.830.420.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 65.400 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%. Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) có vốn điều lệ là 1.218 tỷ đồng và là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Sau 27 năm thành lập, Viettel Post đã hình thành hệ sinh thái logistics dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới… đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho các khách hàng doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Năm 2023, Viettel Post đạt doanh thu 19.590 tỷ đồng, tăng trưởng 29%, cao nhất trong 5 năm qua, trong đó, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 380 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2022. Kế hoạch 2024, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế 384 tỷ đồng. Hiện, Baokim đang giúp Viettel Post tự động hóa thu các đơn hàng thương mại điện tử bằng mã QR với khối lượng giá trị giao dịch tới hơn 2000 tỷ/tháng. Việc sử dụng giải pháp Thu hộ bằng mã QR của Baokim Plus giúp Viettel Post tối ưu được luồng vận hành nội bộ do dòng tiền được tự động hóa trên hệ thống, đối soát tự động trên hệ thống, thông báo tự động cho shipper để xác nhận đã hoàn thành giao đơn hàng, và tự động trả tiền về cho Viettel Post luôn tại thời điểm đó (Realtime). Đồng thời, giảm tối đa thời gian, sức lực của hàng trăm nghìn shipper đang ngày đêm chuyển hàng khắp Việt Nam. Mô hình thu tiền thành công này của Viettel Post đã mở ra một con đường mới về tự động hóa nghiệp vụ thu tiền cho các nhà vận chuyển tại Việt Nam. Theo: https://thoibaotaichinhvietnam.vn    

1 ngày trước

19113 lượt xem

VÍ ĐIỆN TỬ BAOKIM ĐƯỢC ĐĂNG NHẬP MỚI TẠI TRANG BAOKIM PLUS

1 ngày trước

19113 lượt xem

Từ ngày 18/08/2021, khách hàng khi đăng nhập vào Ví điện tử qua trang e-wallet.baokim.vn sẽ tự động được chuyển hướng sang trang Plus.baokim.vn. Đây là thay đổi nằm trong kế hoạch phát triển nền tảng thanh toán Baokim Plus với đầy đủ phương thức thanh toán hiện đại. Theo đó, tất cả các khách hàng là Doanh nghiệp hay cá nhân, khi sử dụng Ví điện tử và các dịch vụ khác của Baokim đều được đưa về một cổng kết nối duy nhất - Baokim Plus. Trong trang web portal này, tích hợp tất cả các phân hệ quản lý cần thiết để giúp Doanh nghiệp/cá nhân tối ưu toàn bộ quá trình bán hàng mà không mất nhiều nguồn lực: Quản lý Ví điện tử; Quản lý bán hàng; Quản lý mua hàng; Quản lý vận chuyển; Quản lý cửa hàng; Quản lý thanh toán; Quản lý mạng xã hội; Quản lý website và Chatbot; Quản lý khuyến mại, … Khi tiến hành chuyển đổi, hệ thống kỹ thuật vận hành của Baokim Plus đảm bảo sự bảo mật và an toàn về thông tin Ví điện tử của khách hàng, cũng như giữ nguyên lịch sử giao dịch, lịch sử nạp tiền, lịch sử rút tiền của Khách hàng.

9 ngày trước

19037 lượt xem

Giới thiệu Dịch vụ Hỗ trợ Chi hộ của Baokim

9 ngày trước

19037 lượt xem

>> Giới thiệu Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ của Baokim Baokim cung cấp hạ tầng kỹ thuật nhằm hỗ trợ các Đối tác thực hiện lệnh chi trả cho Khách hàng/Người hưởng thụ bằng hình thức online và offline. Baokim thực hiện lệnh thông qua việc nhận, xử lý, gửi thông điệp điện tử và tính toán kết quả chi hộ từ Đối tác thông qua kết nối hệ thống API hoặc qua Web Portal. Hiện, Baokim đang cung cấp Dịch vụ Hỗ trợ Chi hộ bằng các hình thức sau: Hỗ trợ Chi hộ Online (chi hộ bằng hình thức chuyển khoản) Hỗ trợ chi hộ tiền mặt Hỗ trợ Chi hộ Online (chi hộ bằng hình thức chuyển khoản) Chi hộ tới tài khoản/thẻ ngân hàng: Baokim cung cấp giải pháp hỗ trợ chi hộ tự động 24/7 chính xác, tức thời tới tài khoản/thẻ ngân hàng người thụ hưởng thông qua kết nối API / Web Portal, đáp ứng nhu cầu giải ngân khoản vay, chi trả bồi thường, thanh toán tiền hàng, chi trả hoa hồng, chi trả lương thưởng, hoặc rút tiền khỏi tài khoản nghiệp vụ của Đối tác. Hiện Baokim đang liên kết với rất nhiều ngân hàng nội địa để cung cấp dịch vụ đầu vào đa dạng và tiện lợi cho khách hàng. Hỗ trợ Chi hộ offline (Chi hộ bằng tiền mặt) Chi hộ tiền mặt: là hình thức chi tiền tại điểm liên kết của Baokim, qua đó giúp khách hàng cuối dễ dàng nhận tiền mặt với thủ tục đơn giản. Hình thức chi hộ tiền mặt phù hợp với các hoạt động như giải ngân khoản vay; Hiện Baokim đang liên kết với Viettel Post với sự hiện diện của gần 1.300 quầy giao dịch, phủ rộng khắp 63 tỉnh thành Việt Nam. Khách hàng có thẻ tới các điểm này để tra cứu thông tin khoản vay và nhận tiền mặt sau khi cung cấp mã hợp đồng vay. Ưu điểm của Dịch vụ Hỗ trợ Chi hộ online của Baokim Thanh toán 24/7 cho khách hàng, không phụ thuộc vào giờ làm việc của Ngân hàng Chi tự động tới 40 Ngân hàng với cùng mức phí theo món, giảm thiểu chi phí chuyển tiền tới 60% Giảm thiểu sai sót so với thực hiện lệnh chi thủ công nhờ kết nối API đảm bảo tính chính xác thông tin Tăng tốc độ thanh toán, tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh Để được tư vấn về Dịch vụ Hỗ trợ Chi hộ của Baokim, vui lòng liên hệ: Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) Hotline: 024.071.78999 Email: info@baokim.vn Website: www.baokim.vn Trụ sở: Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Hà Nội.

19 ngày trước

18997 lượt xem

Thông báo cập nhật thông tin và xác thực thông tin và liên kết Ví điện tử Baokim

19 ngày trước

18997 lượt xem

Kính gửi: Quý Khách Hàng Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (“Baokim”) trân trọng thông báo: Với mục đích đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ quy định của pháp luật khi cung ứng dịch vụ Ví điện tử và tiếp tục thực hiện việc cập nhật thông tin, xác thực và liên kết Ví điện tử theo thông báo ngày 03/07/2022, Baokim kính đề nghị Quý Khách Hàng thực hiện cập nhật thông tin, xác thực thông tin và liên kết Ví điện tử của mình theo nội dung như dưới đây: Cập nhật thông tin, xác thực thông tin và liên kết Ví điện tử Quý Khách Hàng vui lòng truy cập website: https://plus.baokim.vn/login để cập nhật thông tin và xác thực thông tin đã đăng ký tài khoản Ví điện tử của Baokim theo đúng thông tin hiện tại của Quý Khách Hàng. Đồng thời, thực hiện liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của Quý Khách Hàng. Thời hạn cập nhật, xác thực thông tin và thực hiện liên kết Ví điện tử: từ ngày 01/03/2023 đến hết ngày 15/03/2023 Chú ý: Đến hết ngày 15/03/2023 mà tài khoản Ví điện tử của Quý Khách Hàng chưa/không thực hiện cập nhật, xác thực thông tin hoặc/và thực hiện liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của Quý Khách Hàng theo thông báo này thì Baokim dừng cung ứng dịch vụ Ví điện tử và thực hiện xóa tài khoản Ví điện tử của Quý Khách Hàng. Đối với tài khoản Ví điện tử có số dư lớn hơn 0 VNĐ và đã bị xóa tài khoản theo quy định tại Thông báo này, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận chăm sóc khách hàng của Baokim theo số điện thoại: 024.710.78.999 – 0964967186 hoặc/và email: hotrokhachhang@baokim.vn để được hỗ trợ hoàn trả số dư Ví điện tử theo quy trình giải quyết khiếu nại được Bảo Kim ban hành và đăng tải trên website https://plus.baokim.vn/ tại từng thời kỳ. Trân trọng cảm ơn! Baokim.

26 ngày trước

18964 lượt xem

6 xu hướng vĩ mô định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam

26 ngày trước

18964 lượt xem

Khối lượng giao dịch không dùng tiền mặt sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030 Thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến từ trước COVID-19. Dưới tác động của đại dịch, xu hướng thanh toán không tiền mặt (TTKTM) tiếp tục bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Ở quy mô khu vực, Đông Nam Á (ĐNA) là mảnh đất màu mỡ thuận lợi cho xu hướng TTKTM và những đột phá về công nghệ trong hệ sinh thái số. Với 623 triệu khách hàng tiềm năng vào năm 2030, ĐNA được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên toàn cầu. Là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi tại ĐNA, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Tổng giá trị giao dịch của lĩnh vực này được dự báo sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2021 cùng với tốc độ tăng trưởng thường niên dự kiến là 15,7% vào năm 2025. Tuy nhiên, chỉ với 30% số người trưởng thành sử dụng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam còn dư địa để tăng trưởng cao hơn nữa. Việc tăng cường sử dụng các dịch vụ số, bao gồm các giải pháp thanh toán điện tử, sẽ giúp Việt Nam khai thác tiềm năng này một cách nhanh chóng hơn. Để các dịch vụ thanh toán điện tử tạo ra tầm ảnh hưởng, trước tiên doanh nghiệp trong ngành cần phải hiểu rõ các xu hướng vĩ mô trên toàn cầu mà đang góp phần định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán. Từ đó làm tiền đề hình thành chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi với mọi thách thức tương lai. 6 xu hướng vĩ mô định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam Những xu hướng vĩ mô này - được thúc đẩy bởi sở thích của người tiêu dùng, công nghệ, luật định và M&A (mua bán và sáp nhập) - sẽ định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán trong vòng 5 năm tới. Tóm lược: Tương lai của lĩnh vực thanh toán 1. Tài chính toàn diện và niềm tin Các sản phẩm tài chính điện tử chính thống dự báo sẽ được sử dụng nhiều hơn do các sản phẩm này có tính khả dụng cao và rất tiện lợi. Do phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại ĐNA không có khả năng chi trả các chi phí liên quan đến chuyển đổi số, việc xoá nhoà những rào cản sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hội nhập thông qua con đường số hóa. Hoạt động ngân hàng thuận tiện và dễ tiếp cận hơn Tài chính toàn diện ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi các thiết bị di động và khả năng tiếp cận các cơ chế thanh toán thuận tiện, giá cả phải chăng. Theo một khảo sát do Visa thực hiện, gần một phần ba người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng ngân hàng số để mua sắm và chuyển khoản. Nắm bắt cơ hội trên, các ngân hàng Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các công ty fintech, tiếp tục mở rộng sản phẩm và khả năng đáp ứng của họ. Dưới đây là một số ví dụ: Techcombank hợp tác với Amazon Web Services và Backbase để triển khai các dịch vụ đám mây của mình. Đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số, VPBank đã ra mắt ngân hàng số đầu tiên, VPBank Neo, vào năm 2021. NextPay, một công ty xử lý thanh toán, đặt mục tiêu huy động 100 triệu USD với một vòng gọi vốn thông qua phát hành riêng lẻ, chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2022. Timo, ngân hàng số đầu tiên của Việt Nam, đã ký hợp tác chiến lược với Ngân hàng Bản Việt vào năm 2020 để tiếp tục mở rộng các dịch vụ.. Với mục tiêu tăng cường tài chính toàn diện, vào tháng 3/2021, Chính phủ đã phê duyệt một chương trình thí điểm kéo dài hai năm cho Mobile Money (Ví điện tử viễn thông). Chương trình này nhằm phục vụ đối tượng có điện thoại di động ở các vùng sâu vùng xa mà chưa được tiếp cận và khó tiếp cận với ngân hàng - cho phép người dùng thanh toán các hàng hoá và dịch vụ có giá trị thấp thông qua tài khoản điện thoại di động mà không cần đến ngân hàng truyền thống. 2. Tiền kỹ thuật số Xu hướng hiện nay đang nghiêng về tiền kỹ thuật số do người dùng mong đợi CBDC sẽ giảm chi phí giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán xuyên biên giới. Tại ĐNA, chúng tôi dự đoán các khoản đầu tư "khủng" từ các Ngân hàng Trung ương cho mục đích thử nghiệm CBDC. Phí giao dịch thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán xuyên biên giới ĐNA đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển của các loại tiền kỹ thuật số. Ấn phẩm "Báo cáo chỉ số phát triển: Cuộc đua tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) - Tâm điểm: Châu Á" đã cho biết dự án CBDC bán lẻ tiên tiến nhất trên thế giới là Bakong của Campuchia. Ra mắt vào năm 2020, dự án Bakong được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện cho người dân Campuchia ở các vùng nông thôn. Giờ đây, họ có thể giao dịch thông qua ví điện tử, thay vì sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng truyền thống. Do các lợi ích được nêu trên, cuộc đua tiến hành thí điểm CBDC và quá trình xây dựng các quy định cần thiết sẽ ngày càng gia tăng trong khu vực. Theo báo cáo trên, các dự án CBDC có hai mô hình chính: CBDC bán lẻ do người tiêu dùng và doanh nghiệp trực tiếp nắm giữ. CBDC liên ngân hàng / bán buôn chỉ dành cho các tổ chức tài chính Các quốc gia ĐNA như Thái Lan và Singapore được đánh giá cao trong lĩnh vực CBDC bán buôn. Cả hai quốc gia này đều tập trung vào các dự án xuyên biên giới cho phép Ngân hàng Trung ương của họ kiểm tra khả năng tương tác và kết nối quốc tế của dự án. Việt Nam có thể gia nhập cuộc đua phát triển CBDC cùng các nước trong khu vực. Theo Quyết định 942 mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được giao nhiệm vụ nghiên cứu thí điểm sử dụng 'tiền ảo' trong ba năm tới. Mặc dù chương trình thí điểm vẫn chưa ấn định thời gian cụ thể, động thái của các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam sẽ là tâm điểm trong thời gian tới. Một điểm đáng chú ý là khi triển khai CBDC, các quốc gia phải đánh giá cẩn thận mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, xương sống của bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào. 3. Ví điện tử và siêu ứng dụng ĐNA đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của ví điện tử do “thanh toán một chạm” đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Chúng tôi kỳ vọng khu vực này sẽ chứng kiến nhiều thương vụ sáp nhập và hợp tác kinh doanh lớn trong tương lai gần. Tiện lợi và nhiều lựa chọn hơn cho người dùng Thanh toán bằng ví điện tử tại ĐNA đạt giá trị hơn 22 tỷ USD vào năm 2019 và được dự đoán sẽ tăng hơn gấp năm lần, vượt quá 114 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường ví điện tử tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam. Theo một khảo sát gần đây của Visa, 85% người tham gia khảo sát có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán. 71% sử dụng các ứng dụng này ít nhất một lần một tuần. Với hơn 40 nhà cung cấp ví điện tử, thị trường Việt Nam được ví như ‘chiếc áo đã chật’ trong vài năm qua. Ba ví điện tử dẫn đầu: Momo, Moca và ZaloPay chiếm 90% thị phần, không còn quá nhiều ‘đất’ cho các nhà cung cấp khác. Mặc dù vậy, các ví điện tử lớn cũng đang gặp khó khăn khi họ không thể hiện được lợi thế cạnh tranh của mình so với các ứng dụng phát triển bởi ngân hàng truyền thống vốn đã bắt kịp các chức năng của ví điện tử. Nhu cầu giành lợi thế cạnh tranh trong tương lai có thể thúc đẩy các nhà cung cấp ví điện tử sáp nhập thành một vài siêu ứng dụng (super app) hàng đầu trong khu vực và địa phương nhằm thống lĩnh thị trường. Các siêu ứng dụng có thể tạo ra là nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa ví điện tử và các dịch vụ kỹ thuật số khác (ví dụ: thương mại điện tử, gọi xe và giao đồ ăn). Dưới đây là một số ví dụ đáng chú ý về các thương vụ mua lại gần đây: Grab đã mua 3,5% cổ phần của Moca để liên kết chức năng thanh toán sang ví điện tử này. Airpay (nay là ShopeePay) đã bán 30% cổ phần cho Sea Ltd, công ty sở hữu Shopee Việt Nam. 4. Hệ thống thanh toán Mã QR thống nhất và việc áp dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ là ưu tiên trong các hệ thống thanh toán tại khu vực do nhu cầu phát triển khả năng tương tác và nâng cao chức năng thanh toán. Trong số 10 quốc gia ở ĐNA, có 7 quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về mã QR. Số hoá tương tác và nâng cao chức năng thanh toán. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Khung mã QR quốc gia. Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vừa ra mắt VietQR - thương hiệu chung cho dịch vụ thanh toán và chuyển khoản bằng mã QR, được xử lý qua mạng lưới của NAPAS và 14 ngân hàng thành viên, trung gian thanh toán và đối tác trong và ngoài nước. Về khía cạnh thương mại, các API ngân hàng mở sẽ hỗ trợ thanh toán B2B trong khu vực. Bằng cách cho phép xử lý theo thời gian thực và trao đổi thông tin đa dạng, API ngân hàng mở được kỳ vọng sẽ chuyển đổi cách thức thanh toán thông qua ngân hàng truyền thống và thay đổi cách thực hiện thanh toán B2B ngày nay. Sự xuất hiện của phương thức “Mua trước, Trả sau” (BNPL) đã đặt ngành thanh toán điện tử lên bệ phóng tăng trưởng. Được định giá khoảng 491,3 triệu USD vào năm 2021, phương thức này được dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2028. BNPL còn tương đối mới nhưng đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Khác với thẻ truyền thống, khả năng thiết lập tài khoản BNPL dễ dàng cũng như thanh toán trả góp với lãi suất 0% sẽ tạo ra sự chuyển dịch từ thanh toán thẻ sang các chương trình BNPL. Khi thống lĩnh thị trường, BNPL có thể mở rộng ra ngoài phạm vi lĩnh vực bán lẻ, sang các hình thức hỗ trợ tài chính cho SMEs, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tài chính toàn diện. 5. Thanh toán xuyên biên giới Cơ sở hạ tầng thanh toán thời gian thực trong nước đang thiết lập các mối liên kết xuyên biên giới cho cả thanh toán bán lẻ và thanh toán thương mại. Khi ĐNA tăng tốc quá trình hội nhập kinh tế, chúng tôi dự báo sự ra đời của các chính sách và quy định chặt chẽ liên quan đến thanh toán xuyên biên giới. Giao dịch thương mại và bán lẻ theo thời gian thực. Việc các giao dịch xuyên biên giới gia tăng và hành vi tiêu dùng thay đổi đối với thanh toán điện tử và thương mại điện tử đã thúc đẩy lĩnh vực thanh toán mở rộng, hướng tới hệ thống tiện lợi, phổ biến và an toàn. Ví dụ, vào tháng 4/2021, Thái Lan và Việt Nam đã ra mắt hệ thống thanh toán xuyên biên giới cho phép khách Thái Lan đến Việt Nam hoặc khách Việt Nam đến Thái Lan thực hiện thanh toán bằng QR thông qua ứng dụng ngân hàng di động. NHNN cũng đang dự thảo thông tư về TTKTM, cho phép các ngân hàng thương mại và các công ty thanh toán trung gian nội địa hợp tác với các công ty thanh toán trung gian quốc tế để cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Khung pháp lý này sẽ góp phần tạo điều kiện cho nhu cầu giao thương quốc tế hoặc các cơ hội tiềm năng khác. Chẳng hạn như một lượng lớn khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam hàng năm phần lớn sử dụng các ví điện tử nước ngoài như Wechat Pay và Alipay. Ở quy mô ĐNA, ngày 2/6/2021, Việt Nam và Singapore đã thống nhất thành lập nhóm công tác kỹ thuật chung về Đối tác kỹ thuật số, tiến tới ký kết Hiệp định Kinh tế Kỹ thuật số (DEA). Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam thiết lập các khuôn khổ và quy tắc cho giao thương điện tử, từ đó, cho phép các doanh nghiệp trong nước kết nối trực tuyến với các quốc gia trong khu vực như Singapore một cách trơn tru hơn. 6. Tội phạm tài chính “Với tình hình tội phạm tài chính ngày càng tinh vi, ĐNA sẽ ngày càng phụ thuộc vào các bên liên quan trong công tác chống lại những hiểm hoạ này. Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ ủng hộ các khu vực pháp lý đã có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực an ninh mạng, cả về phương pháp phòng ngừa lẫn nguồn lực ứng phó trong tương lai. Cần có biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn trong không gian mạng. Các quốc gia trong khu vực ĐNA phải đối mặt với các nguy cơ đến từ các doanh nghiệp dịch vụ tài chính phi ngân hàng, nhóm mới gia nhập thị trường và cần phải nhanh chóng tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Dựa trên khảo sát của Kaspersky về An ninh CNTT 2020, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam hứng chịu nhiều cuộc tấn công lừa đảo nhất vào khu vực trong năm 2020. Khi nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh mạng hơn và ở mức độ càng tinh vi hơn. Với nhận dạng kỹ thuật số, các cơ chế xác thực liên quan và hoạt động tội phạm gia tăng, việc lên kế hoạch cho phương pháp tiếp cận thống nhất nhằm chống tội phạm tài chính là rất quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần triển khai cơ sở hạ tầng thích hợp để đối phó với rủi ro an ninh mạng trong bối cảnh khách hàng ngày càng kỳ vọng vào việc thanh toán nhanh hơn với ít thao tác hơn. Để bảo vệ toàn diện, các biện pháp kiểm tra (ví dụ: chấm điểm rủi ro, cơ chế khóa) cần được áp dụng cùng với các công nghệ phòng ngừa (ví dụ: sinh trắc học, giải pháp phân tích trong phiên). Việt Nam đã tăng thứ hạng trong Chỉ số An ninh mạng Toàn cầu (GCI) vào năm 2020, đứng thứ 4 trong số 11 nước ASEAN và thứ 7 ở Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiếp tục triển khai các hoạt động củng cố an ninh mạng. Việc tăng cường chia sẻ thông tin liên chính phủ hoặc các mối quan hệ hợp tác giữa tư nhân-nhà nước sẽ cho phép trao đổi thông tin tài chính một cách minh bạch, từ đó, phòng thủ mạnh mẽ hơn đối với tội phạm tài chính. Sẵn sàng cho tương lai Để thành công, doanh nghiệp trong hệ sinh thái thanh toán có thể lập kế hoạch để xác định điểm yếu và ưu tiên của họ như sau Doanh nghiệp Phục hồi  Sáng tạo  Định hình  Báo cáo Ngân hàng truyền thống Tận dụng các tiện ích quy trình để xử lý các dịch vụ không khác biệt như ATM Cân nhắc lại về việc phát hành thẻ cứng Ưu tiên ứng dụng công nghệ trong mô hình kinh doanh Đa dạng hóa thành các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng, như dịch vụ bảo vệ dữ liệu Tận dụng công nghệ đám mây để lưu trữ dữ liệu đồng thời đảm bảo an ninh đám mây để đối phó với các rủi ro tiềm tàng (tức là bảo vệ dữ liệu mã hoá, máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu)   Đầu tư, mua và triển khai hình thức thanh toán thời gian thực và cho phép hiển thị thông tin phong phú, thay thế hệ thống thanh toán truyền thống. Sử dụng siêu ứng dụng làm kênh phân phối và thu hút khách hàng mới. Phát triển các API để mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực thanh toán thương mại. Tăng cường bảo mật và xác minh cho tất cả người dùng trong và ngoài tổ chức (ví dụ: giới thiệu mô hình Zero Trust)   Chia sẻ thông tin xuyên suốt tổ chức về các sự cố gian lận và phân tích dữ liệu về chống rửa tiền (AML), để chống lại tội phạm tài chính. Chia sẻ những tiến bộ công nghệ mới nhất trong việc phát hiện và ngăn chặn tội phạm tài chính. Báo cáo nhanh sau khi điều tra về các hoạt động đáng ngờ (ví dụ: báo cáo giao dịch theo thời gian thực)   Ngân hàng số Không áp dụng Cân nhắc lại về trải nghiệm thanh toán của khách hàng. Tạo trải nghiệm đa kênh và tùy chọn kênh liền mạch. Đánh giá lại nỗ lực cần thiết khi mang lợi ích của tài chính phi tập trung cho đại chúng. Tận dụng công nghệ và kinh nghiệm và tập trung vào ưu tiên của khách hàng - tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Thiết lập hệ thống hướng tới hiệu quả cao và có khả năng tương tác với các dịch vụ thanh toán khác trên thị trường. Tận dụng ngân hàng mở để nâng cấp các dịch vụ và sản phẩm tạo ra giá trị. Chia sẻ thông tin về các nhu cầu chưa được đáp ứng của người dùng và xu hướng tiêu dùng. Chia sẻ các biện pháp đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu (ví dụ: khuôn khổ quản trị cho sử dụng dữ liệu chặt chẽ hơn). Báo cáo về giải pháp bền vững. Phương thức thanh toán khác (bao gồm ví điện tử và siêu ứng dụng) Tăng cường các tính năng bảo mật trong điện thoại di động để ngăn chặn gian lận, đánh cắp / rò rỉ dữ liệu, phần mềm độc hại (ví dụ: sử dụng xác thực đa yếu tố hoặc công nghệ sinh trắc học để xác thực thanh toán) Kiểm toán định kỳ rủi ro tín dụng cho những khách hàng tham gia vào các dịch vụ huy động vốn Đánh giá tiềm năng của việc chấp nhận và trao đổi CBDC để thúc đẩy việc áp dụng tiền kỹ thuật số Nghiên cứu các xu hướng thanh toán và các đối thủ cạnh tranh để thường xuyên nâng cấp các dịch vụ thanh toán Cân nhắc lại sự thỏa hiệp giữa sự thuận tiện của khách hàng và khả năng tiếp xúc với tội phạm mạng Hợp nhất cơ sở hạ tầng thanh toán, cho phép thực hiện các giao dịch xuyên biên giới với các loại tiền tệ khác nhau. Tăng cường cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng thương mại, như mở rộng dịch vụ BNPL cho các SMEs để hỗ trợ tài chính cho chuỗi cung ứng. Nâng cao khả năng giám sát giao dịch AML để kiểm tra đa tình huống cùng với việc thay đổi hệ thống thanh toán. Chia sẻ các biện pháp bảo vệ dữ liệu người tiêu dùng và người bán. Thường xuyên cập nhật về quy định mới và các phương pháp phản hồi kịp thời. Viễn thông và bán lẻ Cho phép sử dụng các hình thức thanh toán quốc tế mà du khách ưa dùng tại các cửa hàng (ví dụ: AliPay và WeChat Pay). Áp dụng các phương thức tài chính thế hệ mới (tức là BNPL) cho người tiêu dùng. Chuyển đổi từ mã QR tĩnh sang mã QR biến đổi để nâng cao trải nghiệm thanh toán và bảo mật. Tái định hình các phương pháp quản lý chi phí của các thanh toán xuyên quốc gia ở mỗi bước của chuỗi giá trị thanh toán Xác định xu hướng thanh toán sắp tới ở nước ngoài và cân nhắc áp dụng những xu hướng đó vào bối cảnh địa phương. Giới thiệu các công nghệ mới trong các cửa hàng để cho phép thanh toán không quẹt thẻ và không tương tác (ví dụ: công nghệ cửa hàng không cần thu ngân, thanh toán sinh trắc học). Đầu tư vào các dịch vụ bảo vệ dữ liệu để xử lý thông tin của người tiêu dùng một cách có trách nhiệm. Số hóa các khoản thanh toán B2B để tăng tốc các giao dịch thương mại dọc theo chuỗi cung ứng và loại bỏ các quy trình thủ công. Triển khai các chiến dịch đào tạo hướng dẫn người tiêu dùng trong việc áp dụng các phương thức thanh toán mới. Doanh nghiệp khác (ví dụ: nhà cung cấp dịch vụ cho người bán, bên thứ ba cung cấp bộ xử lý và thiết bị đầu cuối) Điều chỉnh phí trên mỗi giao dịch một cách hợp lý cho các SMEs. Cung cấp các dịch vụ thanh toán tích hợp đa kênh cho các giao dịch B2C và B2B. Tăng cường khả năng phòng thủ an ninh mạng vì các tổ chức thanh toán là mục tiêu tấn công với nguồn dữ liệu phong phú. Đánh giá sự phát triển trong ngành, hành vi thanh toán của người tiêu dùng và khoảng trống trong các công cụ xử lý hiện tại để đổi mới các công cụ thanh toán, nhằm mang lại trải nghiệm không quẹt thẻ dễ dàng hơn (ví dụ: công nghệ sinh trắc học). Nhìn nhận lại về tội phạm mạng: Đây là sự kết hợp của an ninh mạng và gian lận. Nâng cấp hệ thống, cho phép sử dụng các phương pháp xác thực khác và tạo mã QR biến động. Phát triển công nghệ để hỗ trợ các cơ hội mới nổi như CBDC. Phát triển một mô hình hoạt động toàn diện được tích hợp dữ liệu về hiểm hoạ mạng, góp phần hỗ trợ quá trình kiểm tra gian lận/an ninh mạng/AML hiệu quả và an toàn hơn. Báo cáo về các hoạt động đảm bảo an ninh dữ liệu (tức là phương pháp lưu trữ, xử lý và truyền dữ liệu). Báo cáo về các biện pháp và tiến độ trong việc hỗ trợ phát triển tài chính tài diện cho người bán. Nguồn: www.pwc.com/vn

Video

Podcast

HÔM NAY

PODCAST

Baokim Talk

Cập nhật tin tức, chia sẻ những câu chuyện về hoạt động Mua/Bán và trải nghiệm Thanh toán tại Việt Nam.

Podcast được phát hành 2 tuần/lần bởi Baokim